Hái lộc đầu năm vào đêm giao thừa là một trong những phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Đây là một trong những phong tục mang nhiều ý nghĩa, giá trị tinh thần với mong muốn một năm mới nhiều may mắn tốt lành.
Nguồn gốc tục hái lộc đầu năm
Tục hái lộc đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt. Ảnh: Internet |
Truyền xưa truyền lại rằng, vào một ngày đầu xuân, khi các con đã khôn lớn, Vua Hùng bèn cho vời các Lạc Hầu, Lạc Tướng cùng các thần dân truyền dạy rằng "Nay các con đã khôn lớn, ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn cứ các nơi".
Sau khi nghe cha phán truyền, các con đều bịn rịn không muốn chia tay mà muốn ở lại cùng cha mẹ.
Các Lạc Hầu, Lạc Tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, tôi nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con… các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi".
Nghe phải, Vua đã truyền lệnh Lạc Hầu, Lạc Tướng, dân làng chưa biết tấu trình với Vua thế nào thì Hoàng hậu thưa: "Các con đều luyến mẹ, thương cha không muốn đi xa, tôi nghĩ rằng Nhà vua nên làm lễ tế trời đất rồi dùng cách hái lộc chia cho các con… các con ai nhận được cành lộc đi phương nào thì phương ấy mà đi".
Trải qua mấy nghìn năm, tục lệ văn hóa này vẫn còn lưu truyền cho đến nay. Cùng với nhiều phong tục khác, xin lộc đầu xuân đã trở thành nét đẹp văn hóa Tết trong đời sống của người Việt.
Ý nghĩa phong tục hái lộc đầu năm
Trong quan niệm dân gian, hái lộc đầu năm vào thời điểm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết Nguyên đán với mong muốn một năm tài lộc. Ảnh: Internet |
Trong quan niệm dân gian, khi thời khắc giao thừa điểm hoặc vào sáng sớm mùng một Tết, xin một cành lộc nhỏ nơi đền, chùa, miếu sẽ được Thần, Phật ban cho tài lộc và may mắn suốt cả năm. Cành lộc ấy chỉ cần cây rất nhỏ của nhưng loài cây có sức sống mãnh liệt như xanh, si, sung, đa với ý nghĩa mang chồi, sinh sôi nảy nở.
Tuy nhiên, trong nhiều năm, nhận thức của nhiều người về tục hái lộc đầu xuân đã sai lệch và mang nhiều ý nghĩa tiêu cực.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng cứ cành cây càng to, lộc sẽ càng nhiều, do đó, nhiều người mang cả dao đi để "chặt lộc" chứ không phải "hái lộc.
Hái lộc thế nào cho đúng
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc hái lộc non mang lại ý nghĩa may mắn chỉ là ý nghĩa phong tục văn hóa và không có cơ sở chứng minh cho việc này. Lộc ở đây mang nghĩa sinh sôi nảy nở, tài lộc.
Nhiều người có sáng kiến dùng mía tím cả cây có ngọn để thay lộc, thay thế một phần nạn bẻ lộc, hại cây đầu xuân...
Mặc dù đã có nhiều sự thay đổi trong suy nghĩ tuy nhiên phong tục hái lộc đầu xuân vẫn là nét văn hóa mang đậm giá trị tinh thần của dân tộc.
Hồng Hạnh (tổng hợp)
Nguồn : Tin Nhanh Online
Đăng nhận xét