Thịt chó, mực, thịt vịt, trứng lộn hay ốc..., là những món mà chúng ta không nên ăn trong ngày mùng 1 đầu tháng và đầu năm vì theo quan niệm dân gian, nếu ăn sẽ gặp điều xui xẻo.
Video: VTC
Theo quan niệm dân gian, một số món ăn dù là đặc sản, hay món khoái khẩu của nhiều người, nhưng nếu ăn chúng trong những ngày đầu năm mới sẽ mang đến những điều đen đủi, không may mắn. Tùy thuộc vào từng vùng miền, quan niệm này cũng có sự thay đổi.
Thịt chó
Với con người, chó là vật nuôi không chỉ trung thành mà còn rất tinh khôn. Vì vậy, nhiều người coi chó là thú cưng, không ăn thịt chó.
Khi còn sống, Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã hé mở về quan niệm này rằng, đạo Phật không sát sinh và luôn trưởng dưỡng lòng từ bi. Có thể những người bán thịt chó phạm tội sát sinh nên đầu tháng họ đi chùa cầu xin trời Phật tha tội.
Đi chùa thì phải nghỉ bán hàng vì thế họ đã nghĩ ra đầu năm, đầu tháng kiêng ăn thịt chó. Nhưng nghỉ mấy ngày đầu năm, đầu tháng thiệt hại tiền bạc. Để bù lại, họ tung tin cuối tháng ăn thịt chó sẽ giải được đen.
Mặc dù là món ăn rất giàu đạm và tốt cho sức khỏe nhưng đa số địa phường thường ăn giải xui cuối năm chứ không dùng để bắt đầu năm mới. |
2. Mực
Mực là món ăn đầu tiên được nhiều người liệt vào “danh sách đen” những món ăn không nên ăn ngày Tết để tránh cả năm sẽ đen đủi, không may mắn. |
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực” của ông cha ta từ nhiều năm trước.
3. Thịt vịt
Cùng với thịt chó, thịt vịt cũng là biểu tượng cho sự đen đủi. Thường đầu năm hoặc đầu tháng, mọi người kiêng sử dụng món ăn này trong bữa ăn của gia đình mình vì sợ "tan đàn, xẻ ghé".
4. Trứng vịt lộn
Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm. Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra "lộn" với ý mình.
5. Cá mè
Đối với người miền Bắc và người miền Trung, cá mè thường có nghĩa là “mè nheo”. Loại cá này còn khá tanh và nhiều xương nên người ta cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”, đen đủi.
6. Tôm
Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này.
Người miền Trung và Nam đều kỵ món này trong dịp Tết vì cho rằng tôm thường đi giật lùi, không tốt cho sự nghiệp thăng tiến. |
Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.
7. Chuối
Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến (có lẽ xuất phát từ câu nói “trượt vỏ chuối”).
8. Những món ăn chua, cay, chát, mặn
Đầu năm mới nhiều người thường chọn những món ăn có hương vị ngọt ngào và kỵ những món chua, cay, chát, mặn để mong cả năm cũng được hưởng những điều ngọt ngào và trọn vẹn, tránh xa đau khổ, chua chát.
9. Sầu riêng
Sầu riêng là món ăn thơm ngon bổ dưỡng nhưng lại rất kỵ ăn vào ngày đầu năm vì nhiều người sợ ăn vào sẽ gặp nhiều chuyện buồn khiến cả năm u sầu, đau khổ.
10. Cam, lê, đu đủ
Người miền Nam tránh cam vì cho rằng “quýt làm cam chịu” - oan sai cả năm; kiêng quả lê vì sợ lê lết…
Trên mâm ngũ quả miền Bắc và miền Nam không thể thiếu quả đu đủ với hy vọng cầu cho một năm sung túc, đủ đầy. Tuy nhiên, người miền Trung không chọn quả đu đủ vì phát âm vùng này nghe như “thù đủ”.
Chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, nhà thơ Dương Thuấn phân tích: “Người Việt có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng kiêng liệu có lành không thì chưa có trường hợp cụ thể nào chứng minh được tính đúng sai của những món ăn cần kiêng kỵ đó. Tuy nhiên, điều cần phải thừa nhận rằng, do kiêng kỵ sớm đã ăn vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nên kiêng được trước hết rất tốt cho tâm lý”.
Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Đức Hòa (tổng hợp)
Nguồn : Tin Nhanh Online
Đăng nhận xét