Dịp tết đến, xuân về là dịp mọi người sum họp các gia đình, bạn bè… Mọi người đều được nghỉ, vì vậy cũng thoải mái uống rượu bia một cách không kiểm soát. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị say bia rượu trong dịp tết này.
Video: VTV
Cơ thể mỗi người chỉ hấp thụ các chất kích thích, trong đó có rượu, bia, ở giới hạn nhất định, vượt qua ngưỡng, người uống rơi vào tình trạng rối loạn tinh thần, hành vi, nhẹ thì bệnh nhân còn khả năng nhận xét xung quanh, nặng thì không kiểm soát được hành vi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc phòng ngừa tình trạng say rượu, bia vẫn tốt hơn nhiều hơn với việc giải quyết những rắc rối về sức khỏe sau khi đã “uống quá chén”.
Để hạn chế tình trạng say xỉn thì trước khi uống rượu bạn nên:
Ăn một chút trái cây
Chất keo trong hoa quả là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày, hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu. Đặc biệt là chanh, nếu không ăn được chanh, bạn có thể pha nước chanh uống trước khi nhậu để làm giảm nguy cơ "gục ngã" trên bàn tiệc.
Không uống rượu trong lúc bụng đói
Nếu trong lúc này bạn uống rượu sẽ rất nguy hiểm do cơ thể đang thiếu dinh dưỡng và háo nước. Do đó, trước khi uống rượu, bạn hãy ăn một chút gì đó. Tốt nhất là ăn một bát cơm với rau luộc để làm chậm mức hấp thu rượu. Đặc biệt bạn nên ăn một ít sữa chua vì trong sữa chua có chứa rất nhiều chất keo thực vật làm chậm quá trình hấp thu rượu.
Uống một muỗng canh dầu trước khi nhậu
Nó sẽ tạo cho dạ dày bạn một vỏ bọc để chống ngấm rượu nhanh hơn, vì thế làm chậm cơn say của bạn. Giúp bạn an toàn khi về nhà nhưng nhớ là không lên làm dụng vì cơ thể bạn có thể chứa quá nhiều rượu mà bạn không biết.
Các loại bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga khác..., những đồ uống này sẽ làm bạn say nhanh hơn. Ảnh minh họa |
Trong khi uống
Tuyệt đối không nên uống các loại bia, champagne, rượu mạnh pha với soda hay các loại nước ngọt có ga khác..., những đồ uống này sẽ làm bạn say nhanh hơn. Đặc biệt, không nên uống rượu chung với nước ngọt, vì trong nước ngọt có ga làm cho chất cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.
Nếu bạn hoặc người thân bị say rượu và cần phải giải rượu ngay thì có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Nước sôi để nguội: Cách đơn giản nhất để giải bia, rượu là uống nhiều nước, vì nước sẽ giúp pha loãng nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, cần để ý là không chọn lựa các loại nước giải khát hay nước tăng lực, đặc biệt là các loại nước có gas, bởi loại nước này có thể cho ra lượng khí carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thu rượu làm tăng nguy cơ ngộ độc.
Nước cam pha mật : Cả 2 loại này đều có đường fructose, một loại đường có khả năng giúp cơ thể tiêu hóa chất rượu nhanh hơn.
Quất và chanh : có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu. Lấy một cốc nước ấm sau đó vắt chanh, thêm 1 chút đường, 1 chút muối cho dễ uống.
Cũng có thể kết hợp quất (quất khô hoặc mứt quất) với trà mạn (trà khô), cho một ít nước vào sau đó đun lên, thấy nước trà sánh và đậm là được. Để nước trà hơi nguội, rót ra tách, vắt nước cốt quất tươi vào tách trà. Vị chua, mùi thơm của tinh chất chanh và quất sẽ giúp người say nhanh tỉnh, dễ chịu hơn.
Ngủ cũng là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Uống một cốc nước ép, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc. Ảnh minh họa |
Cà chua: Trong cà chua có nhiều nguyên tố như cali, canxi, natri... chỉ cần uống một cốc nước ép cà chua chín, bỏ chút muối để giảm độ chua hoặc có thể cho ít đường, nếu thích uống ngọt, sẽ giúp cơ thể mau chóng cân bằng lại những nguyên tố đã mất trong quá trình say và bị nôn.
Rau cần cũng là nguyên liệu khá dễ tìm trong dịp tết. Vào mùa đông, rau cần thường được sử dụng khá nhiều để ăn lẩu, làm nộm…Nhưng lại khá ít người biết đến tác dụng giải rượu cấp tốc trong ngày tết của rau cần.
Chè xanh: Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp. Cho nên, trước khi tàn cuộc nhậu, hãy uống một cốc chè xanh nóng, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.
Sữa chua: Có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm chậm quá trình rượu ngấm vào người, giải tỏa khó chịu sau say rượu.
Dưa hấu: Có tác dụng thanh nhiệt, làm rượu mau chóng được bài tiết qua đường nước tiểu.
Nho: Có hàm lượng acid tartaric phong phú, có thể kết hợp với ethanol trong rượu hình thành este từ đó giúp giải rượu rất tốt.
Khi say rượu chỉ cần uống một cốc nước mía ép sẽ có tác dụng giải rượu mau chóng nhất.
Bột sắn dây: Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ cơ thể hồi trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan đào thải độc tố.
Gừng: Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gram thành từng lát mỏng, sau đó đem sắc nước uống. Vị gừng nóng (có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể tiếp thụ nhanh và giúp giải rượu
Nước bưởi: Ăn bưởi hoặc uống nước bưởi ép cũng có tác dụng làm tỉnh rượu và giải ngộ độc rượu.
Cà phê đậm đặc: Uống cà phê giải rượu. Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.
Cháo nóng nấu loãng: Cho người say rượu uống một bát nước cháo nóng, nấu loãng sẽ hết say, vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại làm cơ thể không tiếp nhận được chất cồn nữa.
Rau cần, lá dong: Sử dụng khoảng 100 – 200g lá dong đem rửa sạch, sau đó giã nát và lấy nước cốt pha cùng chút đường. Uống ngay sau đó sẽ thấy tỉnh táo hơn.
Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
Ngoài ra, các loại quả như: táo, quýt, dâu tươi, lựu, lê...và cả sả, củ cải trắng, ngó sen cũng có tác dụng rất tốt trong việc giải rượu.
Những phương thức trên chỉ giúp người uống rượu ức chế tạm thời nồng độ cồn chuyển hóa nhanh hay chậm và phần nào giúp người say tỉnh táo nhanh chứ không làm giảm đi tác hại của rượu với sức khỏe cơ thể.
Dù vui xuân mới nhưng mỗi người hãy biết tự lượng sức mình "vui có chừng, dừng đúng lúc", và "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Đức Hòa (tổng hợp)
Nguồn : Tin Nhanh Online
Đăng nhận xét