Từ 1/7, đăng ảnh trẻ em trên 7 tuổi lên mạng xã hội phải xin phép

Nghị định 56/2017 nêu rõ: "Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có quyền yêu cầu các đơn vị dịch vụ mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em".

Từ 1/7 tới, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng khi đưa thông tin bí mật đời tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên. Đồng thời, có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ.

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 56/2017, quy định về trách nhiệm của từng chủ thể trong việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.

Hình ảnh Từ 1/7, đăng ảnh trẻ em trên 7 tuổi lên mạng xã hội phải xin phép số 1

Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm có quyền yêu cầu các đơn vị dịch vụ mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Ảnh minh họa

Khái niệm Thông tin cá nhân được xác định là: tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng, tình trạng sức khỏe, hình ảnh, thành viên trong gia đình, tài sản, số điện thoại, nơi ở, quê quán, nơi học tập, mối quan hệ bạn bè...

Bất kỳ ai khi đưa thông tin bí mật đời tư của trẻ em lên mạng đều phải nhận được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em đồng thời có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ.

Doanh nghiệp kinh doanh, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải có biện pháp sử dụng dịch vụ bảo vệ người dùng là trẻ em. Đồng thời, có cảnh báo hoặc gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại, giả mạo, xuyên tạc xâm hại đến quyền và lợi ích của trẻ.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (game) phải có công cụ kiểm soát thời gian, bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ.

Nghị định 56/2017 được ban hành trong bối cảnh tệ nạn xâm hại trẻ em ở Việt Nam có chiều hướng gia tăng và nhiều trường hợp xuất phát từ việc thông tin về trẻ bị phát tán trên môi trường mạng Internet. Nghị định này cũng quy định rõ 5 trường hợp xác định trẻ em bị xâm hại tình dục gồm: hiếp dâm; cưỡng dâm; giao cấu; dâm ô và trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Nguồn : Tin Nhanh Online

Video có thể bạn quan tâm

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget