Cuộc đời vất vả, hy sinh tất cả cho con của bà lão nhặt rác kết thúc bằng một cái chết không thanh thản, khi phải tận mắt chứng kiến cách cư xử tệ bạc của 3 cô con gái.
Đó cũng là lý do họ chẳng nhận được một xu từ số tiền bà để lại sau khi qua đời.
Vì chồng qua đời rất sớm nên bà Vương một mình phải bươn chải vất vả, nuôi 4 cô trưởng thành. Những người con cuối cùng cũng đến tuổi lấy chồng, bà lại một lần nữa lao tâm khổ trí lo chuyện hôn sự cho tất cả.
Cô con gái lớn Tú Chân không được học nhiều nên lấy chồng khá sớm. Chồng cô là một nông dân chất phác, hai vợ chồng đều không có năng lực gì đặc biệt nên sớm tối chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Thỉnh thoảng trong thôn có người xây nhà, anh sẽ đến đó làm thuê kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Ngoài Tú Chân, các chị em khác của cô đều rất ổn, nhất là cô em út được nhờ chồng, điều kiện kinh tế rất khá giả.
Thế nhưng có một nghịch cảnh là, dù các con đều đầy đủ sung túc, bà Vương tuổi đã gần 70 vẫn ngày ngày sớm tối ra ngoài nhặt phế liệu, trong nhà chất đầy những vỏ chai, hộp nhựa…
Những người xung quanh đều thì thào bàn tán, nói bà Vương tham, con cái cho tiền tiêu chẳng hết, vẫn cố tình ra ngoài nhặt phế liệu làm mất mặt các con.
Dù người khác nói vậy nhưng sự thật không như họ biết. Bà Vương có 3 cô con gái đều được gả vào những gia đình khá giả, người nào cũng có học thức. Thế nhưng kể từ khi họ lấy chồng, hầu như chẳng cô nào về nhà thăm mẹ chứ đừng nói đến việc cho bà tiền trang trải cuộc sống.
Ảnh minh họa.
Cũng vì điều này mà bà không biết đã bao nhiêu lần phải nuốt nước mắt vào trong. Vẫn còn may mắn là có cô con gái lớn thường xuyên qua lại, nếu không bà cũng không thiết sống nữa.
Cô con gái lớn của bà không được học hành nhiều, trình độ văn hóa thấp là do từ nhỏ đã phải giúp mẹ trông các em, làm việc nhà, không có cơ hội đến trường. Nhưng cho dù là như vậy, cô vẫn một mực xem trọng chữ hiếu.
Hôm đó, từ lúc còn rất sớm, bà Vương đã ra ngoài nhặt phế liệu. Nhặt đến buổi trưa, bà thấy choáng đầu và sau đó ngã gục xuống đất, bất tỉnh nhân sự.
Một người hảo tâm qua đường thấy vậy, vội vã gọi xe đưa bà vào viện cấp cứu trước khi thông báo cho người nhà. Sau khi làm một loạt các xét nghiệm, kiểm tra, bác sĩ kết luận việc bà Vương bị chóng mặt và ngã quỵ là do cao huyết áp.
Tuy nhiên, phát hiện bất ngờ và đau lòng hơn cả là người phụ nữ ngoài lục tuần này đã bị ung thư thực quản giai đoạn cuối. Nghe tin dữ, người con gái lớn Tú Chân run rẩy, khóc thảm thiết.
Phải mất một lúc lâu, cô mới bình tĩnh trở lại và gọi điện, thông báo cho ba cô em.
Nghe tin từ chị cả, họ cũng vội vã chạy đến bệnh viện thăm mẹ. Bà Vương lúc này cũng đã tỉnh. Nằm trên giường bệnh, đưa mắt nhìn một lượt bốn cô con gái đang đứng vòng quanh, lòng bà cảm thấy nhẹ nhõm.
Thế nhưng, người mẹ khốn khổ ấy nào có biết rằng 3 cô con gái giàu có kia đến với bà là vì ý đồ khác.
Bốn cô con gái cùng có mặt cạnh giường bệnh của mẹ nhưng mục đích của họ thì khác nhau. Ảnh minh họa.
Cô con gái thứ hai mở lời: "Mẹ, bác sĩ nói mẹ không được ổn, nhiều nhất chỉ còn thêm một tháng. Mẹ xem bây giờ có phải là lúc dặn dò, bàn giao lại cho chúng con những việc mẹ chưa làm không? Ngôi nhà của gia đình ta…
Con thấy chi bằng ta bán nó đi, tiền bán được chia cho chị em chúng con mỗi người một phần… Mẹ thấy thế nào?"
Bác sĩ và Tú Chân vì không muốn làm bà Vương lo lắng nên đã giấu chuyện bà mắc ung thư. Cho đến khi nghe cô con gái thứ hai nói rõ ràng như vậy, bà Vương run rẩy lộ rõ vẻ sợ hãi, suýt chút nữa ngất lịm.
Tú Chân thấy em gái thực dụng, không mảy may quan tâm đến cảm xúc cả mẹ liền véo tay em một cái. Thế nhưng cô này cũng không vừa, giơ tay đánh trả.
Bà Vương nhìn thấy cảnh tượng ấy cũng không muốn nuôi thêm hy vọng về bệnh tật của mình. Bà nặng nhọc cất lời: "Dừng tay, các con dừng tay ngay cho mẹ."
Tú Chân nghe lời mẹ nhưng cô em thì không, cố tình đạp cho chị gái hai nhát nữa mới hả dạ.
"Những năm qua, tiền mẹ nhặt phế liệu kiếm được đều tiêu vào việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cả rồi. Giờ chỉ còn có ngôi nhà là có giá trị, cứ làm như con hai nói, bán đi rồi chia cho bốn chị em con mỗi đứa một phần", bà Vương thều thào.
"Con nghe nói vài năm gần đây nhặt phế liệu cũng ra tiền lắm. Tiền kiếm được từ việc này hoặc ít hặc nhiều mẹ sẽ có khoản tiết kiệm chứ không thể ăn tiêu hết được, mẹ có một mình chẳng tiêu đáng bao nhiêu. Hay là mẹ cho nhà chị cả hết cả rồi?" – người con gái thứ hai căn vặn mẹ.
Hai cô con gái út nghe chị hai nói vậy liền tiếp thêm: "Chị hai nói đúng, là mẹ dành hết tiền cho nhà chị cả rồi."
Tú Chân nghe nói vậy thì vừa giận vừa cảm thấy oan ức, nước mắt lưng tròng, đứng trước mặt các em thề nếu lấy tiền của mẹ, dù chỉ một đồng sẽ bị trời đánh.
"Thời đại nào rồi mà còn thề với thốt, ai tin."- cô em gái thứ hai lại cất giọng chua ngoa. "Nếu tin chị, bọn em đều là lũ ngốc. Tiền bán nhà phân chia thế nào không phải do chị và mẹ quyết mà do 3 chúng em quyết…"
Cái kết buồn của người phụ nữ già cả đời hy sinh vất vả nuôi con
7 ngày sau đó, bà Vương qua đời. Ba cô con gái giàu có của bà vội vã rao bán nhà, chỉ có cô con gái lớn lo chu toàn hậu sự cho mẹ.
Ba cô em gái cũng lục lọi khắp các ngăn kéo, hòm tủ, không thấy cuốn sổ tiết kiệm nào thì lấy làm thất vọng. Nhưng rồi họ cũng có phần từ ngôi nhà của gia đình sau khi chia chác.
Tiền bán nhà của bố mẹ, Tú Chân nhận được ít nhất nhưng cô chẳng tính toán với các em.
Sau khi ba cô em đi, nhà cũng cần đổi chủ, cô con gái cả liền dọn dẹp lại nhà một lượt cho gọn gàng. Khi dọn đến phòng của bà Vương, cô ngước nhìn lên bức tranh thêu chữ thập trên tường. Đó là bức tranh do chính tay mẹ thêu, tự tay mẹ treo trên đó.
Ảnh minh họa.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà có bảo cô gỡ bức tranh chữ thập xuống, tuyệt đối không được cho người khác, bà không nỡ.
Đưa tay gỡ bức tranh xuống, "bốp" – một âm thanh vang lên cùng thời điểm vật gì đó rơi xuống đất từ sau bức tranh.
Tú Chân nhặt lên xem, thì ra đó là sổ tiết kiệm của mẹ, trong đó có 200.000 NDT. Mật mã cũng được viết ngay trên đó.
Cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay, người con gái cả không biết nên làm gì. Cô liền đem chuyện kể với ông cụ hàng xóm. Nghe xong, người này nói: "Đó hẳn là khoản tiền mẹ cháu cố ý để lại cho cháu, cháu không cần phải nói ra với ai, cứ cầm là được…"
Nghe những lời đó, nước mắt người con hiếu thảo cứ thế lã chã rơi…
Đăng nhận xét