Hơn 1.300 người già bị mất tích tại Trung Quốc mỗi ngày, như vậy nghĩa là có khoảng 500.000 người mất tích mỗi năm.
Người già từ 65 tuổi trở lên chiếm tới 80% các trường hợp người cao tuổi mất tích, theo nghiên cứu của Viện Viện trợ Xã hội Zhongmin thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc.
"Đây rõ ràng là một con số khổng lồ và một vấn đề xã hội mà chúng ta không thể bỏ qua", ông Wang Zhikun, chủ tịch Viện Zhongmin cho biết.
Dân số Trung Quốc đang lão hóa nhanh chóng. Nguồn: WB |
Khoảng 25% số người bị mất tích được chẩn đoán mắc bệnh Zlzheimer hoặc mất trí nhớ trong khi 72% bị một số loại bệnh mất trí nhớ.
Trong số những người được tìm thấy sau khi mất tích, 25% người sau đó lại biến mất, tác giả báo cáo Xiong Guibin nói thêm.
Quả bom hẹn giờ nhân khẩu học
Dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng do chính sách 1 con trước đây. Năm ngoái, Bắc Kinh đã bỏ chính sách này.
Trong khi luật pháp Trung Quốc yêu cầu người trưởng thành hỗ trợ cha mẹ thì có nhiều người cao tuổi đã chết hoặc đi lang thang mà không có mạng lưới chăm sóc.
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở những vùng nông thôn và các thành phố nhỏ bởi những người trẻ thường di chuyển tới các thành phố lớn ở khu vực ven biển phía đông giàu có của Trung Quốc.
Trung Quốc đang trở thành một nước có nhiều người già hơn - 114 triệu người trên 65 tuổi - bất cứ nước đang phát triển nào, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.
Báo cáo chỉ ra có tới 90 triệu người theo dự kiến sẽ rời khỏi lực lượng lao động trong 3 thập kỷ tới.
Đến năm 2030, chính phủ cảnh báo Trung Quốc sẽ có nhiều người cao tuổi nhất trái đất với hơn 400 triệu người trên 60 tuổi.
Trong khi vấn đề ở Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn do luật kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt thì lão hóa đang là vấn đề lớn khắp châu Á.
Theo Trung tâm Rủi ro châu Á Thái Bình Dương của Singapore, tỷ lệ người cao tuổi tăng lên sẽ đẩy chi phí y tế lên tới 20 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Xem thêm:
Bảo Linh (CNN)
Nguồn : Người đưa tin
Đăng nhận xét