Bất cập cơ chế tiền lương: lương Chủ tịch nước thấp hơn kế toán

Nếu xét theo quy chế tính tiền lương hiện nay thì mức lương của Chủ tịch nước vào khoảng 15 triệu đồng, thấp hơn so với lương của một kế toán trưởng công ty hạng III (hạng thấp nhất).

Theo thông tin từ VnExpress, VTC cho biết, vừa qua 12/10 hội thảo “Bối cảnh và khả năng cải tiến tiền lương” do Bộ Nội vụ tổ chức đã có sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ, ban ngành và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Tại đây, các chuyên gia cùng bàn bạc về bất cập trong chế độ tiền lương của Việt Nam.

Cụ thể, TS Trần Xuân Cầu – nguyên trưởng khoa kinh tế và quản lý nguồn lực của Đại học Kinh tế quốc dân phân tích, chế độ tiền lương cơ sở hiện tại áp dụng đối với công nhân viên chức được tính dựa vào trình độ, nghĩa là lấy hệ số trung bình người tốt nghiệp đại học (hệ số 2,3,4), vậy mà hệ số cao nhất trong bảng tính tiền lương thì lại lấy là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, tức là tính dựa theo chức danh.

Như vậy, theo chế độ này thì mức lương lãnh đạo cao nhất nước được tính bằng cách lấy hệ số cao nhất là 13 nhân với mức lương cơ sở thì chỉ hơn 15 triệu đồng. Còn mức lương cơ bản thấp nhất của kế toán trưởng một công ty hạng III (hạng thấp nhất) đã là 16 triệu đồng, còn vị trí Chủ tịch HĐQT của một tập đoàn kinh tế là vào khoảng 36 triệu, theo quy định tại Nghị định 51/2013.

Hình ảnh Bất cập cơ chế tiền lương: lương Chủ tịch nước thấp hơn kế toán số 1
 

Mặc dù tất cả nêu ở trên chỉ là theo quy định, không phải là thực tế nhưng nó lại thể hiện rõ nhất sự bất cập và vô lý. Chính vì thế ông cho biết: “ Chính sách tiền lương cần được thay thế nhanh hơn để thay đổi diện mạo...”

Đồng quan điểm, ông Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, hệ thống bảng lương ngày càng tỏ ra bất cập, cách tính tiền lương chưa phản ánh hết giá trị sức lao động, từ đó khiến các giá trị xã hội của công chức bị giảm sút, hiệu lực thực thi thấp, và dễ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển.

Bàn về vấn đề cải cách tiền lương, TS Lê Hồng Huyên – Vụ trưởng Vụ xã hội, ban kinh tế trung ương cho rằng, nên giao quyền tự chủ cho các đơn vị công lập, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Chuyển một số tổ chức quần chúng công sang hoạt động tự quản để không phải chi ngân sách Nhà nước, từ đó dùng nguồn tiết kiệm được để cải cách tiền lương. Được biết, tổng số tiền ngân sách hiện nay chi co các tổ chức quần chúng công là hơn 14.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ông đề xuất thu hẹp đối tượng sử dụng xe công, để đưa phần chi phí này vào cải cách tiền lương.

Ngoài ra, theo ông Phúc cần đổi mới cơ chế bằng cách tách quản lý hành chính Nhà nước và khu vực sự nghiệp dịch vụ công, để lương trong doanh nghiệp nhà nước và sự nghiệp dịch vụ công áp dụng như lương công chức, không cao quá như hiện tại.

Lê Khánh (tổng hợp)

Nguồn : Người đưa tin

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget