Thói quen ngủ há miệng và gây nhiều nguy hại sức khỏe hơn bạn đã nghĩ.
Nhiều người mắc tật há miệng khi ngủ say. Điều này tường chừng là vô hại, nhưng thực tế lại gây ra tác hại khôn lường đối với sức khỏe.
1. Khô miệng và môi
Thói quen ngủ há miệng có tác động tiêu cực tới sức khỏe nhiều hơn bạn nghĩ. |
Khi thở bằng miệng, chất lỏng (nước bọt) bị mất do bay hơi, làm cho miệng và môi bị khô. Điều này có hậu quả nghiêm trọng, bao gồm suy giảm khả năng nuốt và làm mất đi chức năng bảo vệ của nước bọt. Miệng và môi bị khô còn đem lại cảm giác khó chịu, khiến bạn chẳng thể ngủ ngon.
2. Hôi miệng
Theo các chuyên gia y khoa, thở qua đường miệng sẽ giảm khả năng sản sinh nước bọt, trong khi nước bọt có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Thiếu hụt nước bọt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sản sinh gây nên mùi hôi và các vấn đề răng miệng khác.
3. Hen suyễn
Nhiều người mắc tật há miệng khi ngủ say. |
Nếu có tiền sử hen suyễn, thói quen ngủ há miệng sẽ làm tăng những triệu chứng của căn bệnh này. Khi luồng khí không được lọc kĩ qua khoang mũi, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập vào phổi, gây nên những cơn hen nghiêm trọng.
4. Khó khăn trong việc tiêu hóa
Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), thở qua miệng sẽ gia tăng tỷ lệ nuốt phải khí và do đó, khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, xáo trộn tại dạ dày, thậm chí cả trào ngược dịch vị.
5. Ngáy
Hô hấp bằng miệng khi ngủ khiến khu vực ngạc mềm và lưỡi gà dao động mạnh, tạo nên hiện tượng ngáy. |
Hô hấp bằng miệng khi ngủ khiến khu vực ngạc mềm và lưỡi gà dao động mạnh, tạo nên hiện tượng ngáy. Payal Bhandari, dược sĩ kiêm tư vấn viên y khoa tại Tổ chức Uqora cho biết, nếu kéo dài, hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng ngạt thở trong khi ngủ, khiến giấc ngủ không sâu và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
6. Ảnh hưởng tới hình dáng khuôn mặt
Thở bằng miệng có thể ảnh hưởng đến các vòm răng và vị trí của răng, từ đó tạo nên hiệu ứng domino trên môi, lưỡi, vòm miệng. Những người thường xuyên thở bằng miệng khi nằm ngủ thường có khuôn mặt ngắn hơn, răng sít, đường mũi hẹp, lỗ mũi to, chiếc cằm nhỏ hơn và cứng hơn, đôi môi thô cứng hơn.
Trang Vũ (Tổng hợp)
Đăng nhận xét