Công bố kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật với Việt Nam

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 25/10 cho biết, theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng vừa được cập nhật, đến cuối thế kỷ 21, nhiều địa phương trên cả nước, nhất là các tỉnh ven biển miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ sẽ bị ngập nặng.

Theo kịnh bản trên, nếu nước biển dâng 100cm, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng; 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận); 17,8% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh; 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long... sẽ có nguy cơ bị ngập.

Cụ thể, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, dự báo, nếu mực nước biển dâng 100cm sẽ có khoảng 16,8% diện tích bị ngập. 

Trong khi đó, tại miền Bắc, tỉnh Nam Định có nguy cơ bị ngập cao nhất, với 58,0%; Thái Bình 50,9%; Quảng Ninh 4,79%.

Tương tự, khi mực nước biển dâng 100cm, các tỉnh khu vực miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) sẽ bị ngập khoảng 1,47% diện tích. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ ngập cao nhất, với 7,69% diện tích.

Vẫn theo kịch bản trên, Thành phố Hồ Chí Minh bị ngập khoảng 17,84% diện tích. Trong đó, quận Bình Thạch bị ngập khoảng 80,78%; quận Bình Chánh nguy cơ bị ngập 36,43%.

Hình ảnh Công bố kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật với Việt Nam số 1

Danh sách các tỉnh, thành phố nguy cơ bị ngập nếu nước biển dâng 100cm. (Nguồn: Bộ TNMT)

Riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long, nguy cơ bị ngập cao nhất, với 38,9 % diện tích. Trong đó, tỉnh Hậu Giang nguy cơ bị ngập 80,62%; Kiên Giang 76,86%; Cà Mau 57,69%.

Ngoài ra, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng dự báo nguy cơ ngập tại một số đảo. Cụ thể, các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc. Nguy cơ ngập đối với những đảo thuộc quần đảo Trường Sa không lớn. Cụm đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn, lớn nhất là tại cụm đảo Lưỡi Liềm và đảo Tri Tôn.

Trước dự báo nêu trên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị, để đối phó với các hiểm họa, giảm nhẹ và từng bước thích nghi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các địa phương cần chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, tăng cường thực hiện các dự thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng./.

Nguồn : Vietnam Plus

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget